Hà Giang Có Gì Khiến Du Khách Yêu Thích Đến Vậy?
Nội dung
Tính tới thời điểm hiện tại, “Hà Giang có gì” vẫn luôn là một thắc mắc khiến du khách tìm kiếm rất nhiều trên internet. Do vậy độc giả ngay bây giờ hãy cùng Motortrip khám phá những nét đẹp văn hoá truyền thống, địa điểm hấp dẫn nhất ở vùng đá xám này nhé!

Giới thiệu chung về Hà Giang
1. Hà Giang ở đâu?
Hà Giang là nơi cực Bắc của Tổ Quốc Việt Nam, tiếp giáp với lãnh thổ Trung Quốc. Nằm trong vùng núi phía Đông Bắc của nước ta, với khoảng cách cách thủ đô Hà Nội là 350 km, Hà Giang có độ cao trung bình khoảng 2000 m so với mực nước biển, đặc biệt đa phần diện tích chứa các đỉnh núi và cao nguyên đá vôi.

Hiện nay, Hà Giang sở hữu 1 thị trấn, 10 huyện, 5 phường, 13 thị trấn và 177 xã. Đây cũng là nơi cư trú của 24 dân tộc khác nhau, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Những dân tộc chủ yếu bao gồm Mông, Tày, Dao, Hoa, La Chí, Nùng … Trong đó có một số dân tộc chỉ tồn tại hoặc sinh sống chủ yếu tại Hà Giang, như Pà Thẻn, Pu Péo, Bố Y, Phù Lá, Lô Lô.
Nói đến lịch sử hình thành, tỉnh Hà Giang đã là mảnh đất thuộc quyền quản lý của quốc gia Lạc Việt từ thời Vua Hùng trị vì. Cho đến tận thế kỉ 15, điểm đến này được gọi là Bình Nguyên, về sau lại có tên gọi là Vị Xuyên. Khi tộc trưởng người Thái sử dụng mảnh đất này cho người Trung Hoa thì đã ở cuối thế kỉ 17. Trải qua một thời gian dài, cho tới tận những năm 1895, nơi đây mới hình thành vùng ranh giới rõ ràng.

Để lý giải về cái tên Hà Giang ở hiện tại, các chuyên gia nghiên cứu lịch sử lâu năm cho biết nó được dựa theo ngôn ngữ Hán Việt đều có ý nghĩa là con sông. Cụ thể, “Hà” mang nghĩa là con sông nhỏ, còn “Giang” lại ám chỉ con sông dài và lớn. Bởi Hà Giang có rất nhiều con sông chằng chịt đổ vào sông Lô- con sông chính của vùng đá xám. Tại trung tâm thành phố cũng có một nhánh sông nhỏ đổ vào con sông Lô là sông Miện.

Ngoài ra, Hà Giang còn được tạo hoá ban tặng khung cảnh núi non hùng vĩ. Những di tích lịch sử đồ sộ hiện lên in đấm dấu ấn thời gian. Mỗi năm nơi đây có thể đón tới hàng triệu khách du lịch Hà Giang đến từ trong và ngoài nước. Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên, tỉnh còn mang trong mình những phong tục tập quán, truyền thống văn hoá đặc trưng.
Xem thêm: Chơi Gì Ở Đồng Văn | Bật Mí Những Địa Điểm Nhất Định Phải Ghé Khi Tới Hà Giang
2. Cách di chuyển đến Hà Giang như thế nào?
Hà Giang là một tỉnh thành nằm gần đường biên giới với thủ đô Hà Nội, nên các tuyến đường chính đều kết nối đến thành phố này. Nếu du khách muốn đi đến Hà Giang, bạn có thể lựa chọn 2 cung đường phổ biến nhất ngay dưới đây:
- Cung đường 1 ( dài 283km): Thủ đô Hà Nội – tỉnh Phú Thọ – tỉnh Tuyên Quang – thành phố Hà Giang.
- Cung đường 2 ( dài 300km): Dọc theo đường 21 Cổ Nhuế, Hà Nội – Sơn Tây – cầu Trung Hà – cầu Phong Châu – rẽ trái rồi đi dọc theo con sông Thao – TX Phú Thọ – Đoan Hùng – tỉnh Tuyên Quang – trung tâm TP Hà Giang (đi theo quốc lộ 2)

Du lịch đang càng phát triển hơn, nhất là đối với Hà Giang. Cung đường dẫn tới điểm đến này đã được tu bổ và cải thiện với chất lượng tốt nhất. Do vậy, bạn có thể ghé thăm nơi đây với nhiều loại hình phương tiện khác nhau tuỳ theo nhu cầu cá nhân:
- Xe máy: Các nhóm bạn trẻ hiện nay đang rất yêu thích thuê xe máy tự lái để phượt khi đến Hà Giang du lịch. Điều này cho phép họ tự do khám phá mọi khu vực của vùng đất này, và check-in với những cảnh đẹp trên cung đường. Bằng cách sử dụng phương tiện này, họ có thể tự chủ động quản lý thời gian, tận hưởng sự tự do và có thể dừng bất kì địa điểm nào nếu muốn.

- Xe ô tô: Nếu bạn là một nhóm bạn hoặc gia đình có con nhỏ, thuê xe ô tô từ 7 đến 16 chỗ sẽ là lựa chọn tốt nhất. Đường đèo có nhiều khúc cua tay áo và xung quanh có sương mù, nên người có tay lái yếu hoặc trẻ em có thể gặp khó khăn khi di chuyển trong chuyến du lịch Hà Giang tự túc.

- Xe khách: Mỗi ngày, có hàng chục chuyến xe di chuyển từ Hà Nội – Hà Giang và ngược lại. Chỉ từ 345.000đ/chiều/người, bạn đã có thể sử dụng dịch vụ tiện nghi của xe limousine phòng nằm hoặc xe giường nằm còn có mức giá rẻ hơn nữa. Thời gian xe di chuyển trên cung đường khoảng 7 – 8 tiếng đồng hồ.
Xem thêm: Du lịch Hà Giang tháng 10, trọn bộ kinh nghiệm thực tế
Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất?
Địa điểm này nằm ở vùng núi cao phía Bắc của Việt Nam nên vẫn có đầy đủ 4 mùa xuân, hạ, thu, đông đặc trưng của vùng Bắc Bộ. Ngay bây giờ, thắc mắc “du lịch hà Giang mùa nào đẹp nhất?” sẽ được giải đáp, mỗi mùa lại mang một khung cảnh khác nhau.

Mùa xuân tại Hà Giang nổi bật với sắc trắng và sắc hồng của các loại hoa. Bao gồm hoa đào, hoa mận và hoa lê. Từ tháng 1 đến tháng 2 là khoảng thời gian hoa đào nở, cho thấy sự xuất hiện của mùa xuân. Khi hoa đào tàn, từ tháng 3 những bông hoa mận và hoa lê sẽ nở phủ trắng cánh rừng.

Mùa hè tại Hà Giang khoác lên màu áo xanh bởi các nương ngô đến mùa thu hoạch. Đến vào khoảng cuối tháng 5, bạn có thể tận hưởng khung cảnh yên bình của làng mạc cùng với những thửa ruộng bậc thang tạo nên cảnh lấp lánh trong “mùa nước đổ”. Bên cạnh đó là hình ảnh những người nông dân chăm chỉ lên rẫy.

Đến độ cuối thu, từ tháng 9 đến tháng 10 là mùa cao điểm du lịch ở Hà Giang. Vào mùa lúa chín, du khách sẽ được trải nghiệm các lễ hội đầy màu sắc với nhiều hoạt động đặc sắc như cắt lúa, bắt cá chép, bay dù lượn trên ruộng bậc thang và giao lưu văn nghệ.

Vào đông, Hà Giang mang đến khung cảnh lãng mạn khác hẳn với 3 mùa còn lại. Đó là nét đẹp đặc sắc của mùa hoa Tam Giác Mạch nở trên những cánh đồng trải dài vô tận. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm tuyệt vời để tìm kiếm biển mây mờ ảo tại Hà Giang và có thể dễ dàng tìm thấy ở các đỉnh núi cao và con đèo.
Xem thêm: Top 7 Homestay Lô Lô Chải Hà Giang Chất Lượng Tốt, Có View Đẹp
Hà Giang có gì hấp dẫn du khách tới tham quan?
Những con dốc, đèo mạo hiểm
Với đặc điểm địa hình núi cao, Hà Giang có nhiều con đèo và dốc. Chúng sẽ được xây dựng theo độ cong của sườn núi nên tạo ra rất nhiều khúc cua tay áo. Do vậy, nơi đây luôn là điểm đến của những “phượt thủ” trên khắp cả nước.
1. Đèo Mã Pí Lèng
Mã Pí Lèng được coi là một trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam, vô cùng quen thuộc với những người yêu thích phượt Hà Giang. Đèo toạ lạc trên đoạn quốc lộ 4C giữa xã Pả Lủng và Pải Vi tại huyện Mèo Vạc.
Mã Pí Lèng có độ cao từ 1.200 đến 1.400m với chiều dài khoảng chừng 20km. Với cảnh quan đẹp mắt và thách thức những tay lái chuyên nghiệp, Mã Pí Lèng luôn là địa điểm nhất định phải ghé thăm khi tới vùng đá xám.

Xem thêm: Chợ Tình Khâu Vai Hà Giang | Chợ Phiên Độc Đáo Giữa Lòng Mèo Vạc
2. Dốc Thẩm Mã
Dốc Thẩm Mã với độ nghiêng kinh ngặc cùng độ nguy hiểm đứng hàng đầu nằm giữa Hà Giang và huyện Mèo Vạc. Ngoài việc có độ dốc lớn, địa điểm này còn sở hữu những khung cảnh núi non và những con đường uốn lượn, giúp tạo nên một trải nghiệm du lịch tuyệt vời cho những bạn trẻ yêu thích thám hiểm. Và đây cũng là điểm nối giữa huyện Yên Minh với Phố Cáo lừng danh.

3. Dốc Bắc Sum
Dốc Bắc Sum là đoạn đường đèo chiến lược gắn nối xã Minh Tân tại Vĩnh Xuyên, Hà Giang với xã Quyết Tiến tại Quản Bạ trên quốc lộ 4C. Với chiều dài 7km và độ cao hơn 450m, dốc Bắc Sum được coi là con dốc dài nhất tại tỉnh Hà Giang.
Nơi này có nguồn gốc lịch sử lừng lẫy bởi quá trình kháng chiến chống Pháp. Dốc Bắc Sum đã hiện đại hoá việc đi lại giữa các xã, giúp cải thiện phân phối và tiêu thụ nông sản của đồng bào dân tộc.

Xem thêm: Vị Xuyên Hà Giang | Khám Phá Điểm Đến Có Lịch Sử Hào Hùng Ở Cực Bắc Tổ Quốc
Các hang động với vẻ đẹp tự nhiên
1. Hang Nà Luồng
Động Nà Luồng là một hang động kỳ bí với nét hoang sơ mới được phát hiện gần đây. Cửa hang rộng lên đến gần 30m và chiều cao chừng 15m. Trong không gian mát mẻ và rộng rãi, tất cả đều được bọc quanh bởi những dây leo và gỗ quý tạo nên sự bí ẩn cho hang Nà Luồng. Theo tự nhiên, những khối nhũ đá được tạo ra với hình thù vô cùng độc đáo tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

2. Hang Lùng Khuý
Hang động Lùng Khúy luôn tự hào là hang động đẹp nhất tại Hà Giang với chiều dài hơn 300m và nhiều hệ thống nhánh được phân tán. Nơi đây là một điểm dừng chân hấp dẫn cho du khách tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ. Đặc biệt, những tầng nhũ đá với hình thù lạ và đặc trưng tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên kỳ diệu.

Xem thêm: Du lịch Hà Giang tháng 12 – Mùa Đông Trên Địa Đầu Tổ Quốc
3. Động Én Hà Giang
Ở huyện Yên Minh, Động Én cũng là một nét đẹp nguyên sơ rất ít người biết đến và chưa được khai thác dịch vụ du lịch nhiều. Nó có vị trí sâu trong hang đá và ở chính giữa có một hồ nước canh ngắt nhìn thấy tận đáy bên cạnh một mảnh đắt bằng phẳng. Nhiều du khách còn tổ chức những buổi cắm trại ngay tại đây để chiêm ngưỡng cảnh sắc Động Én Hà Giang về đêm.

4. Hang Nặm Pạu
Trong khu rừng nguyên sinh của xã Thượng Bình, trực thuộc huyện Bắc Quang, Hang Nặm Pạu cũng nằm trong những hang lớn nhất ở Hà Giang tính tới thời điểm hiện tại. Vì diện tích quá lớn lên tới hàng chục nghìn mét vuông và cửa hang chỉ rộng chưa tới 10m nên giới khoa học mới chỉ khám phá được ba ngách hang. Càng đi sâu vào trong lòng hang dần mở rộng ra về cả chiều ngang và chiều dọc.

Những thác, hồ được du khách “săn đón”
1. Hồ Noong
Hồ Noong là một hồ nước hoàn tạo tự nhiên, nằm trên dãy núi Tây Côn Lĩnh và chỉ cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 35 km. Vậy nên cung đường rất dễ để du khách có thể ghé thăm với bất kỳ loại hình phương tiện nào.
Đặc trưng của Hồ Noong là diện tích của hồ sẽ thay đổi theo mùa. Vào mùa mưa, hồ sẽ có thể mở rộng lên đến 80 ha, nhưng vào mùa cạn thì chỉ còn 20 ha. Hồ Noong là địa điểm thu hút du khách bởi vẻ đẹp tự nhiên và không khí trong lành khác xa với miền xuôi.

2. Thác Tiên Đèo Gió hà giang
Thác Tiên còn có một tên gọi khác là thác Táng Tinh. Toạ lạc tại xã Nấm Dẩn, trực thuộc huyện Xín Mần và nơi đây chỉ cáh thị trấn Cốc Pài chừng 17km đi đường. Thực tế, Thác Tiên Đèo Gió có nguồn gốc từ tỉnh Lào Cai, suối Tả Ngán. Thác chảy qua vách núi cheo leo ở Đèo Gió và đổ xuống chỗ trũng tạo thành cột thác. Ngay tại đây, người dân đã xây dựng một chiếc cầu nhỏ bằng xi măng bắc qua hồ phía dưới để du khách có thể ngắm nhìn vẻ đẹp của thác ở cự ly gần hơn.

Xem thêm: Chợ Đêm Cốc Pài Hà Giang | Bật Mí Vẻ Đẹp Truyền Thống Của Đồng Bào Dân Tộc Phía Đông Bắc
3. Thác Thí
Thác Thí nằm ở thôn Tân Sơn, gần thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Nơi đây có 4 tầng thác cùng dòng nước chảy dài 7 km. Tất cả tạo nên một dải lụa trắng giữa cánh rừng nguyên sinh trên dãy Tây Côn Lĩnh. Độ dốc lên đến 35-45 độ giúp Thác Thí trở thành địa điểm ưa chuộng cho du khách yêu các môn thể thao mạo hiểm.

Những di tích lịch sử, công trình kiến trúc lâu năm
1. Dinh thự họ Vương
Dinh thự Họ Vương là một di tích lịch sử của Vua Mèo Vương Chính Đức, một nhà lãnh đạo của dân tộc Mông tại miền núi cuối thế kỷ 19. Dinh thự gồm 6 căn nhà hai tầng và được chia thành 64 phòng nhỏ. Với giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo, Dinh thự Vua Mèo đã được Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch xếp hạng là một di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1993.

2. Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú được xây dựng trên đỉnh núi Rồng tại huyện Đồng Văn vào thời kỳ vua Lý Thường Kiệt. Nó được xây dựng để đánh dấu chủ quyền của phía Bắc nước ta. Cột cờ hiện tại có chiều cao 33,15 m và trên đỉnh là một lá cờ đỏ sao vàng rộng 54 m². Ngoài ra, nó tượng trưng cho sự hòa bình giữa 54 dân tộc anh em của Việt Nam.

3. Căng Bắc Mê
Theo lịch sử, địa bàn căn cứ của thực dân Pháp được xây dựng trên sườn núi Rồng hiểm trở có tên gọi là Căng Bắc Mê. Địa chỉ chính xác ở xã Yên Cường tại huyện Bắc Mê. Ngày xưa, người Pháp đã trưng dụng nơi này để làm nhà tù chính trị, làm nơi giam giữ những người chiến sĩ kiên cường của nước ta.
Ngoài vẻ đẹp hào hùng, mọi người sẽ được tìm hiểu ý nghĩa của địa điểm này qua những câu chuyện lịch sử của dân tộc được truyền qua nhiều năm. Đặc biệt, lối kiến trúc cổ kính từ thời Pháp vẫn được giữ gìn cho tới ngày nay.

Xem thêm: Ghé Thăm Nhà Của Pao Hà Giang – Ngôi Nhà Trình Tường Đẹp Nhất Vùng Cao Nguyên Đá
4. Chùa Sùng Khánh
Gắn liền với thời đại Lý – Trần cùng nền tư tưởng Phật giáo, Chùa Sùng Khánh là nơi vô cùng linh thiêng và quen thuộc với du khách du lịch tâm linh. Năm 1356, chùa được khởi công xây dựng với kiến trúc đơn giản và hiếm có. Năm 1989, chùa được xây lại trên đất cũ nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ, có một gian chánh điện cao 4.3mét với một cửa chính và hai cửa phủ.

Những điểm check-in nổi tiếng được giới trẻ yêu thích
1. Sông Nho Quế
Sông Nho Quế được coi là một biểu tượng xanh độc đáo của thành phố Hà Giang. Bắt nguồn từ Trung Quốc, sông chảy qua địa phận hai huyện Mèo Vạc và Đồng Văn, tạo ra những cảnh quan tuyệt đẹp giữa những dãy núi đá vôi.
Dòng sông màu xanh ngọc bích có thể nhìn thấy tận đáy. Bạn có thể trải nghiệm chèo thuyền Kayak hoặc đi thuyền máy để tận hưởng đầy đủ vẻ đẹp và chụp những bức hình “hút like” nhất tại đây.

2. Mỏm đá tử thần
Mỏm đá Tử Thần đang là địa điểm check-in được ưa chuộng nhất trong một vài năm trở lại đây. Nằm giữa vách núi tại đầu đèo Gió, mỏm đá này treo leo trên cao bao gồm một tảng đá nhẵn nhụi, một bên gắn liền với núi và một bên hướng xuống vực sâu.

3. Cây cô đơn Hà Giang
Cây Cô Đơn Hà Giang là một địa điểm check in đến với nhiều du khách. Nằm trên quốc lộ 4C, tại xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ Thân, cây cô đơn Hà Giang trông giống như một biểu tượng cho sự hiên ngang và kiên cường của vùng đá xám.
Đây là một loại cây nghiến thân gỗ có giá trị kinh tế cao. Với thân cây thẳng đứng, tán lá rộng và vươn mình giữa vách núi, cây cô đơn Hà Giang đầy sức hấp dẫn và quyến rũ đối với mối du khách đi ngang qua.

Những bản làng đầy màu sắc ở Hà Giang có gì?
1. Làng Lùng Tám
Làng Lùng Tám tại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ là nơi có nghề dệt vải lanh thổ cẩm truyền thống. Khi đến đây, du khách có thể trải nghiệm quá trình sản xuất vải lanh chất lượng và trải nghiệm tự tay làm một số công đoạn dệt vải. Cũng tại đây, du khách có thể mua các sản phẩm từ vải lanh như túi, mũ, khăn tại các hộ dân trong làng để làm quà tặng cho người thân và bạn bè.

2. Làng Lô Lô Chải
Nếu nói đến một điểm du lịch cộng đồng ở Hà Giang thì không thể thiếu Làng Lô Lô Chải. Nằm dưới chân núi Rồng, chỉ cách cột cờ Lũng Cú khoảng 1km, làng này là nơi sinh sống của dân tộc Lô Lô từ rất nhiều năm. Các ngôi nhà trình tường lợp mái máng đơn sơ phủ đầy rêu phong nằm giữa các ruộng hoa cúc cam thơ mộng, tạo nên một cảnh quan không thể miêu tả được bằng lời.

3. Làng Du Già
Du Già là một xã nằm ở khá cao ở huyện Yên Minh. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên và hoạt động du lịch sinh thái ngoài trời. Đến đây, du khách sẽ được đắm mình trong vẻ đẹp của thiên nhiên với những đoạn cua gấp khúc chữ M trên cung đường dẫn đến làng Du Già. Bạn có thể khởi hành bằng một buổi trekking ngắn để có thể đến thác Thàng Luông.

4. Làng cổ Thiên Hương
Làng Thiên Hương còn có một cái tên khác là Mã Pắng. Đây là một trang trại cổ kính tồn tại trong hơn một trăm năm tại huyện Đồng Văn. Làng còn giữ nguyên đẹp cổ kính với những khung nhà làm từ đất và mái ngói âm dương đặc trưng của miền Bắc.
Thiên Hương có truyền thống sản xuất rượu ngô độc đáo, khi đến đó bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm vị cay nồng đặc biệt của rượu ngô, được làm từ ngô nương và được lên men bằng hơn 30 loại lá rừng.
Làng cổ Thiên Hương xuất hiện với những bức tường làm bằng đất và ngói âm dương hoài cổ, bạn có thể ghé nơi đây để chụp ảnh “sống ảo” cũng vô cùng lý tưởng (nguồn: vietnamnet.vn)
5. Làng Pả Vi
Cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 160km, Làng Pả Vi là nơi sống của hơn 30 gia đình đồng bào dân tộc người Mông. Đây là một điểm đến du lịch cộng đồng với nhiều tiện nghi homestay và dịch vụ du lịch văn hóa cực kỳ độc đáo.
Với diện tích hơn 46.000 m2, làng được xây dựng theo kiến trúc lục giác mới lạ, các homestay được thiết kế theo kiến trúc nhà cột kèo gỗ 2 tầng của dân tộc Mông với tường rào bằng đá cứng cáp.

Những lễ hội truyền thống Hà Giang có gì?
Hà Giang là một khu vực đa dân tộc, mỗi dân tộc có những lễ hội riêng biệt với nền hóa đặc trưng. Với hơn 39 lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, Hà Giang trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách. Trong số những lễ hội đặc sắc, 5 lễ hội Hà Giang đáng thử nhất phải kể đến: Lễ hội Mùa Lúa Chín, Lễ hội hoa Tam Giác Mạch, Lễ hội Nhảy Lửa, Chợ Tình Khâu Vai và Lễ hội Lồng Tồng.
1. Lễ hội Mùa Lúa Chín
Lễ hội mùa lúa chín được tổ chức mỗi năm một lần để quảng bá văn hoá và vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang. Đồng thời, nơi đây cũng được chính thức công nhận là di sản cấp Quốc gia. Ngoài ra, văn hoá truyền thống độc đáo này còn được nhiều người biết tới hơn qua những bức ảnh “sống ảo” của du khách.

2. Lễ hội hoa Tam Giác Mạch
Lễ hội Hoa Tam Giác Mạch là một trong những sự kiện hoa hấp dẫn nhất tại Hà Giang. Nó được tổ chức hàng năm để tôn vinh vẻ đẹp của loài hoa tam giác mạch – biểu tượng của thành phố và truyền tải sự đặc sắc của văn hóa Mông tới với nhiều du khách. Lễ hội diễn ra vào tháng 10 hoặc 11, khi hoa tam giác mạch đang nở rộ với màu sắc rực rỡ nhất.

Lễ hội Hoa Tam Giác Mạch – lễ hội hoa lớn nhất tại Hà Giang, sẽ kéo dài trong vòng một tháng với rất nhiều hoạt động phụ đa dạng. Bao gồm triển lãm tranh, hội chợ, thi văn nghệ cũng như các hoạt động du lịch trải nghiệm khác. Các hoạt động sẽ được tổ chức tại các địa điểm có nhiều cánh đồng hoa tam giác mạch như TT Đồng Văn, Phố Cáo, Lũng Thầu, Phố Là, Vần Chải, Sủng Là, ngã ba Lũng Táo – Lũng Cú – Ma Lé.
3. Lễ hội Nhảy Lửa
Lễ hội Nhảy Lửa là một sự kiện truyền thống “có 1 không 2” tại thôn My Bắc, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, đến từ dân tộc Pà Thẻn – nhóm dân tộc thiểu số hiện có chỉ khoảng hơn 3000 người. Lễ hội Nhảy Lửa có lịch sử lâu đời và là một phần không thể thiếu của văn hóa dân tộc Pà Thẻn từ bao đời nay.

Được tổ chức mỗi năm vào đêm 16/10 (Âm lịch), lễ hội sẽ bắt đầu ngay sau khi thầy cúng đọc văn tế. Trai tráng của làng sẽ vào nhập đồng và nhảy qua những đốm lửa lớn vô cùng nóng. Theo truyền thống của dân tộc, pháp thuật của thầy cúng và sự bảo vệ của thần linh sẽ giúp cho các chàng trai nhảy qua lửa mà không gặp bất kỳ sự đau đớn hay bỏng rát nào.
4. Lễ hội chợ tình Khâu Vai
Lễ hội Chợ Tình Khâu Vai, còn gọi là “Chợ Tình Phong Lưu”, là phiên chợ tình nổi tiếng tại tỉnh Hà Giang đã tồn tại hơn một trăm năm lịch sử. Từ một phiên chợ tình nhỏ, nơi gặp mặt của nam thanh nữ tú. Nay nó đã trở thành một lễ hội lớn với sự mong chờ từ người dân Hà Giang hàng năm.
Lễ hội Chợ Tình Khâu Vai chỉ tổ chức một lần trong năm, vào ngày 27/3 âm lịch. Tuy nhiên, với quy mô lễ hội ngày càng được mở rộng, một số hoạt động đã bắt đầu từ chiều ngày 24/3. Lễ hội được tổ chức tại xã Khâu Vai, thuộc huyện Mèo Vạc, cách thành phố Hà Giang khoảng 200 km.

Phần lễ diễn ra với một số nghi thức quan trọng như việc dâng hương, cầu duyên tại miếu Ông và miếu Bà, và cầu an. Sự kiện cũng gồm một số hoạt động tuyệt vời như giao lưu văn hoá và hát giao duyên, nghệ thuật dân gian, đánh trống đồng, múa kèo nhị và nhảy theo nhịp điệu vô cùng nhộn nhịp.
5. Lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội Lồng Tồng còn gọi là “Lễ xuống đồng”, là một sự kiện lớn có ý nghĩa tâm linh và giá trị nhân văn đặc trưng cho dân tộc Tày tại Hà Giang. Đến với lễ hội đặc trưng này, bạn sẽ được trực tiếp tham gia lễ hội sống động tại huyện Bắc Quang – một vùng đất mà đa phần người Tày đang sinh sống. Lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân, sau Tết Nguyên Đán, từ ngày 6 đến ngày 15 tháng 1 theo Lịch Âm.

Chợ phiên Hà Giang có gì thú vị?
Câu hỏi “Hà Giang có gì hấp dẫn du khách tới tham quan” cũng được rất nhiều người tìm kiếm. Ngoài cảnh quan và lễ hội đặc sắc, nhưng chợ phiên Hà Giang cũng mang đến không khí sôi động không kém. Nhiều người còn coi đây như là những lễ hội thu nhỏ khiến ai cũng mong chờ.

Chợ Phiên Hà Giang có gì thú vị? Đây như là một cơ hội cho người dân các dân tộc đến quảng bá các mặt hàng nông sản, các sản phẩm núi rừng, mà họ chăm chỉ chăm sóc trong một thời gian dài. Ngoài việc bán hàng, họ còn có cơ hội mua đầy các vật dụng hằng ngày như dầu, muối, cuốc, dao…được nhập từ miền xuôi để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với vùng đất bị chia cắt nhiều bởi sông, suối như Hà Giang, các bản làng sinh sống xa nhau. Do vậy nên việc gặp mặt và trò chuyện với đồng bào tại chợ phiên được coi là một cơ hội quý báu. Chợ phiên còn là một điểm đến hấp dẫn cho các nam thanh nữ tú, để tìm bạn đời và hò hẹn.

Hà Giang có nhiều chợ phiên khác nhau, từ quy mô lớn tới nhỏ. Mỗi huyện có một chợ phiên lớn và một số chợ phiên nhỏ tại các khu vực xã. Nổi bật giữa những chợ phiên này là 05 chợ phiên lớn nhất, được nhiều du khách “săn lùng”: Chợ phiên Mèo Vạc, Chợ phiên Quản Bạ, Chợ phiên Hoàng Su Phì, Chợ phiên Đồng Văn và Chợ phiên Du Già.
- Chợ phiên Đồng Văn: Họp vào sáng chủ nhật hàng tuần (trung tâm thị trấn Đồng Văn)
- Chợ Quản Bạ: Họp vào sáng thứ 7 hàng tuần (trung tâm thị trấn Tam Sơn)
- Chợ phiên Du Già: Họp vào sáng thứ 6 hàng tuần (xã Du Già, cách trung tâm thị trấn Yên Minh 60km)
- Chợ phiên Mèo Vạc: Họp vào sáng chủ nhật hàng tuần (trung tâm thị trấn Mèo Vạc)
- Chợ phiên Hoàng Su Phì: Họp vào sáng chủ nhật hàng tuần (trung tâm thị trấn Vinh Quang)

Chợ phiên tại Hà Giang thường bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc gần với trưa. Để trải nghiệm đầy đủ những nét đẹp văn hoá của các chợ phiên, bạn có thể sắp xếp thời gian để tới chợ sớm nhé. Để di chuyển đến chợ, bạn có thể sử dụng dịch vụ thuê xe máy tại các cơ sở uy tín trong trung tâm thành phố chỉ từ 150.000 – 250.000đ/xe/ngày.
Xem thêm: Hẻm Tu Sản Hà Giang | Danh Thắng Kỳ Vỹ Nơi Cao Nguyên Đá
Ẩm thực Hà Giang có gì đặc sắc?
Ẩm thực nơi đây được biết đến với những món ăn đặc sản Hà Giang nổi bật với hương vị đậm đà. Những món ăn này đều được chế biến từ những nguyên liệu và sản vật được lấy từ rừng núi Đông Bắc. Với cách chế biến truyền thống bởi bàn tay tài hoa của đồng bào dân tộc, những nguyên liệu đó đã tạo nên các món ăn với hương vị riêng biệt không nơi nào có.
1. Thắng Cố
Thắng Cố Hà Giang là món ăn đặc biệt của miền núi Bắc với nguyên liệu chính là các bộ phận nội tạng của ngựa, kết hợp với thịt xẻo và các gia vị như mắc khén, quế, hồi đặc trưng. Thắng Cố được nấu trong nhiều giờ để tạo nên hương vị đậm đà, tuy nhiên cũng cần cẩn thận vì món ăn này có thể kén người ăn. Vậy nên, gần đây người dân đã thay thế nội tạng ngựa bằng nội tạng bò, heo để ai cũng có thể thưởng thức.

2. Cháo ấu tẩu
Trước đây, cháo ấu tẩu được phổ biến sử dụng tại Hà Giang với mục đích giảm cảm và cải thiện sức khỏe cho những người bị bệnh. Nó được chế biến từ bột củ ấu tẩu, một loại củ có giá trị dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên chúng có độ tính cao nếu sử dụng một mình. Hiện nay, với hương vị ngon miệng, cháo ấu tẩu đã trở thành món ăn đêm được mọi người vô cùng ưa chuộng.

Xem thêm: Hồng Không Hạt Quản Bạ Thơm Ngon Vùng Cao Nguyên Đá
3. Bánh tam giác mạch
Nguyên liệu chính của món ngon này là hạt hoa tam giác mạch. Sau khi được xay nhuyễn sẽ được cho vào khuôn đúc hình tròn có đường kính hơn 10cm và mang màu tím nhàn nhạt đặc trưng. Kết cấu của bánh sẽ hơi xốp, bên trong mềm mịn, ngoài vị bùi của bột còn có vị hơi ngai ngái của hạt hoa. Có những nơi sẽ là chín bánh hoa tam giác mạch bằng hình thức hấp hoặc có khu vực sẽ nướng trực tiếp trên lửa than.

4. Phở chua
Món Phở Chua là một trải nghiệm độc đáo khi đến Hà Giang. Sự kết hợp tài tình giữa sợi phở dai với nước dùng chua thanh. Phở Chua sử dụng bột gạo để làm sợi phở và nước dùng làm chua từ dấm gạo không cần sử dụng chanh. Nước dùng có độ chua thanh vừa phải ăn kèm là các loại thịt như xá xíu, thịt heo quay cùng một chút đậu phộng chao dầu giòn tan.

5. Thịt trâu gác bếp
Đây là một món đặc sản Hà Giang mua làm quà được nhiều du khách “săn lùng” để mang về cho người thân. Sau khi được tẩm ướp bằng những gia vị đặc trưng của núi rừng thì chúng sẽ được treo trên gác bếp để hun trong nhiều ngày. Khi khô, thịt trâu gác bếp vẫn giữ được độ ẩm và vị ngọt tự nhiên của thịt. Món ăn này thường được người dân làm trước khi vào vụ đông để tích trữ.

Xem thêm: Thịt Trâu Gác Bếp Hà Giang | Đặc Sản Thơm Ngon Khó Cưỡng
Như vậy, những thông tin bổ ích trên của bài viết đã giúp du khách giải đáp thắc mắc “Hà Giang có gì”. Danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống, phiên chợ nhộn nhịp cùng những món đặc sản thơm ngon nhất định sẽ khiến bạn không thể nào quên được. Chúc mọi người có một chuyến đi vui vẻ và an toàn. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Nguồn tham khảo:
- Báo Hà Giang. (2021). Một vài tìm hiểu về tên gọi và sự hình thành mảnh đất Hà Giang. [online] baohagiang.vn/. Có tại: http://baohagiang.vn/van-hoa/202108/mot-vai-tim-hieu-ve-ten-goi-va-su-hinh-thanh-manh-dat-ha-giang-780748/ [Truy cập ngày 10/2/2023]
- BestPrice. (2022). Đi Hà Giang mùa nào đẹp nhất trong năm?. [online] www.bestprice.vn. Có tại: https://www.bestprice.vn/blog/diem-den-8/ha-giang-247/di-ha-giang-mua-nao-dep-nhat-trong-nam_2-9575.html [Truy cập ngày 10/2/2023]
- Mia.vn. (2022). Khám phá Dốc Thẩm Mã – Cung đường đèo đầy ấn tượng trên đất Hà Giang. [online] mia.vn. Có tại: https://mia.vn/cam-nang-du-lich/kham-pha-doc-tham-ma-cung-duong-deo-day-an-tuong-tren-dat-ha-giang-3529l [Truy cập ngày 10/2/2023]
- BestPrice. (2022). Dốc Bắc Sum. [online] www.bestprice.vn. Có tại: https://www.bestprice.vn/blog/diem-den-8/doc-bac-sum-669.html [Truy cập ngày 10/2/2023]
- Mia.vn. (2022). Dinh thự Vua Mèo (Dinh thự họ Vương) – Địa danh bí ẩn và độc đáo. [online] mia.vn. Có tại: https://mia.vn/cam-nang-du-lich/dinh-thu-vua-meo-dinh-thu-ho-vuong-dia-danh-bi-an-va-doc-dao-3411 [Truy cập ngày 10/2/2023]
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Đi Hà Giang Mặc Gì? Mách Bạn Những Trang Phục Phù Hợp Với Thời Tiết Và Chech In Đẹp Nhất
- Du lịch thành phố Hà Giang, bạn đã bao giờ nghĩ đến?
- Khám Phá Du Già Hà Giang – Miền Tiên Cảnh Giữa Núi Rừng Cao Nguyên Đá
- Homestay Mèo Vạc Hà Giang | Mách Bạn 08 Địa Chỉ Uy Tín Và Giá Rẻ Nhất Hiện Nay
- Review Chi Tiết Về 02 Homestay Ở Bắc Quang Hà Giang Được Quan Tâm Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!