Bản Đồ Du Lịch Hà Giang – Những Thông Tin Bạn Không Thể Không Biết
Nội dung
Với những người lần đầu đến với cao nguyên núi đá, thì bản đồ du lịch Hà Giang thực sự rất cần thiết. Nó được xem là trợ thủ đắc lực, người bạn đồng hành không thể thiếu được. Chuyến du lịch và khám phá mảnh đất này sẽ trở nên ý nghĩa, trọn vẹn hơn khi có chiếc bản đồ. Cùng MotorTrip khám phá nhé.
Một vài nét cơ bản về Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi ở phía Đông Bắc nước ta. Đây cũng chính là điểm cực Bắc, nơi có biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc. Với diện tích khoảng 7929 km2, đây là nơi sinh sống của 22 dân tộc khác nhau.
Hiện tại, tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 10 huyện (Đồng Văn, Yên Minh, Vị Xuyên, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Mèo Vạc, Quảng Bình, Quản Bạ, Bắc Quang).
Với độ cao khoảng 1000m so với mặt nước biển, địa hình Hà Giang chủ yếu là đồi núi. Song với sự ưu ái của thiên nhiên, nơi đây có cả sông nước. Bản đồ du lịch tại Hà Giang được phân chia thành 3 khu vực chính:
Phía Bắc: 90% diện tích ở khu vực phía Bắc chủ yếu là núi đá vôi và các khe núi. Cung đường di chuyển ở đây cũng khá ngoằn ngoèo với các vách núi dựng thẳng đứng. Khu vực này gồm các huyện: Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ.
Phía Tây: Nơi đây có rất nhiều ruộng bậc thang. Nếu bạn muốn ngắm Hà Giang vào mùa nước đổ hoặc mùa lúa chín. Thì khu vực phía Tây Hà Giang là một địa điểm không nên bỏ qua. Các huyện thuộc khu vực phía Tây gồm: Hoàng Su Phì, Xín Mần.
Khu vực núi thấp: Khu vực này là địa điểm lý tưởng để bạn tham quan các cánh đồng hoa tam giác mạch và hoa cải. Các huyện thuộc khu vực núi thấp gồm: Bắc Mê, Vị Xuyên, Bắc Quang và thị xã Hà Giang.
Lựa chọn phương tiện di chuyển lên Hà Giang
Bạn sẽ có nhiều lựa chọn về phương tiện và hình thức di chuyển đến với mảnh đất địa đầu Tổ Quốc. Bạn nên dự trên điều kiện và yêu cầu của bản thân để có được một sự lựa chọn phù hợp nhất về cách di chuyển.
Xe khách
Nếu đi xe khách và xuất phát du lịch Hà Giang từ Hà Nội. Bạn có thể đón xe ở bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe Lương Yên. Tại các địa điểm này có rất nhiều xe khách có tuyến di chuyển lên Hà Giang. Bạn có thể đi bằng xe khách lên rồi thuê xe máy Hà Giang để đi khám phá các địa điểm hoặc đi theo tour.
Xe máy
Nếu bạn đã có kinh nghiệm đi phượt và tự tin với khả năng lái xe của mình. Thì bạn có thể khám phá Hà Giang bằng cách đi phượt xe máy. Mặc dù, các cung đường di chuyển ở đây có khó khăn, hiểm trở. Nhưng bạn sẽ có được những trải nghiệm rất đáng nhớ.
Đi theo tour
Các dịch vụ tour du lịch Hà Giang hiện nay đã rất phổ biến và phát triển. Bạn có thể đặt đi theo tour. Hình thức du lịch này thích hợp cho những người chưa có kinh nghiệm hoặc đi theo tập thể. Mặc dù, đi theo tour sẽ không chủ động về thời gian, nhưng bạn sẽ có được sự yên tâm.
Đường đi đến trung tâm của Hà Giang
Với những bạn lựa chọn đi theo tour hoặc đi xe khách sẽ không cần quan tâm đến đường đi đến trung tâm của Hà Giang như thế nào. Nhưng với những người đi phượt bằng xe máy đến Hà Giang, thì tìm đường di chuyển là điều cần thiết.
Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn đi theo hướng quốc lộ 2, đi qua quốc lộ 2 rồi đi qua Vĩnh Phúc, Tuyên Quang sẽ đến Hà Giang. Thời gian di chuyển bằng xe máy từ Hà Nội lên Hà Giang khoảng 6h. Thời gian có thể chênh lệch hơn kém tùy khả năng lái xe.
Bản đồ du lịch của tỉnh Hà Giang
Là vùng đất địa đầu Tổ Quốc, nơi có địa hình đồi núi và các cung đường khá hiểm trở. Để có được chuyến du lịch Hà Gang trọn vẹn nhất, thì bản đồ là vật dụng rất cần thiết. Song không phải ai cũng biết cách sử dụng bản đồ hiệu quả. Và để chiếc bản đồ phát huy được hết công dụng của nó, bạn cần nắm bắt một số thông tin sau:
Vị trí địa lý
Nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, địa hình Hà Giang rất phức tạp và đa dạng. Tỉnh thành này cũng tiếp giáp với nhiều tỉnh thành khác của nước ta. Phía Đông giáp với Cao Bằng, phía Tây giáp Yên Bái và Lào Cai, phía Bắc giáp Miêu Văn Sơn (Vân Nam) và châu tự trị (Quảng Tây). Còn phía Nam giáp với Tuyên Quang.
Bản đồ du lịch giấy
Khi chuẩn bị các đồ dùng đi du lịch tại Hà Giang. Theo những review kinh nghiệm đi Hà Giang trước đó, bạn nên chuẩn bị một bản đồ giấy. Chiếc bản đồ này sẽ được sử dụng trong trường hợp điện thoại hết pin hoặc di chuyển đến khu vực không có sóng, mạng Internet.
Để dễ dàng hơn khi sử dụng bản đồ du lịch Hà Giang bằng giấy. Bạn nên đánh dấu vào những vị trí và những địa điểm sẽ đến. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được đường đi thuận tiện và nhanh nhất.
Bản đồ trực tuyến du lịch Hà Giang
Đây là loại bản đồ được sử dụng rất phổ biến hiện nay. So với bản đồ giấy, việc sử dụng bản đồ trực tuyến hay bản đồ online sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. Với sự hỗ trợ từ công cụ Google Map việc tìm đi đường và các địa điểm trở nên dễ dàng hơn. Ứng dụng sẽ chỉ cho bạn đường đi ngắn nhất và dễ nhất. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bản đồ online để tìm kiếm khách sạn, nhà nghỉ, homestay hoặc các quán ăn.
Theo kinh nghiệm du lịch ở Hà Giang mà mọi người chia sẻ, đoạn đường đèo để lên Mèo Vạc, Mã Pí Lèng hoặc con đường Hạnh Phúc sẽ không có sóng điện thoại. Khi có lịch trình đi qua những địa điểm này, bạn cần phải lưu ý.
Đường đi ngắn nhất đến các địa điểm trên bản đồ du lịch tại Hà Giang
Có nhiều lựa chọn để bạn di chuyển đến các điểm du lịch ở Hà Giang. Song cũng như nhiều người du lịch khác, bạn chắc chắn sẽ muốn tìm được con đường ngắn nhất. Dưới đây là gợi ý quãng đường ngắn nhất đến các địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng đất cao nguyên. Bạn có thể tham khảo.
1. Cổng trời Quản Bạ
Từ thành phố Hà Giang bạn đi theo hướng Tây Bắc về phía quốc lộ 2. Sau đó bạn rẽ trái ở cửa hàng sim thẻ Vũ Tiến Thạch để vào đường Nguyễn Trãi. Tiếp tục di chuyển theo đường Nguyễn Trãi, khi gặp vòng xuyến, bạn vẫn tiếp tục đi thẳng đến quốc lộ 4C.
Quốc lộ 4C bạn đi theo hướng Đông Bắc. Đi qua Đồng Văn, bạn sẽ gặp cổng trời Quản Bạ.
2. Rừng thông Yên Minh
Rừng thông Yên Minh là điểm đến sẽ mang lại cho bạn cảm giác như lạc vào một Đà Lạt thu nhỏ ngay giữa lòng cao nguyên đá. Vào buổi sáng sớm, rừng thông mờ ảo dưới làn sương sớm. Đến chiều, những vệt nắng lúc hoàng hôn xuyên qua khẽ lá lại mang đến cảm giác yên bình, lãng mạn. Bởi vậy, nơi đây là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động vui chơi, dã ngoại, cắm trại….
Địa chỉ: xã Na Khê, xã Lao Chải, huyện Yên Minh, Hà Giang.
3. Đèo Mã Pí Lèng
Với chiều dài hơn 20km, đèo mã Pí Lèng được mệnh danh là 1 trong “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam. Đèo Mã Pí Lèng có những khúc cua nối tiếp nhau, nếu nhìn từ trên xuống chúng gần như tạo thành một con dốc thẳng đứng. Một bên là vách núi tai mèo, một bên là vực sâu của sông Nho Quế, vừa tạo nên độ thách thức nhưng cũng hấp dẫn không kém.
Địa chỉ: xã Pả Vi, Pả Lủng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang.
4. Dinh thự họ Vương
Dinh thự Họ Vương hay dinh thự Vua Mèo là một công trình in đậm dấu ấn lịch sử của người dân tộc Mông ở Hà Giang. Đây là dinh thự của Vua Mèo Vương Chính Đức và con trai ông là Vương Chí Sình được xây dựng vào năm 1898 với diện tích hơn 1200m2. Công trình gồm 4 căn nhà ngang, 6 căn nhà dọc 2 tầng, chia thành 3 khu vực tiền dinh, trung dinh và hậu dinh với 64 buồng nhỏ.
Địa chỉ: thung lũng Sà Phìn, xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
5. Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú là di tích lịch sử lâu đời, một cột mốc mang ý nghĩa thiêng liêng của Tổ Quốc. Cột cờ nằm trên đỉnh núi Rồng có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển. Được xây dựng lần đầu tiên dưới thời vua Lý Thường Kiệt bằng những cây sa mộc. Trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo, cột cờ hiện nay cột cờ có cán cờ cao 9m và lá cờ rộng 54m2 đại diện cho 54 dân tộc Việt Nam.
Địa chỉ: xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang.
6. Huyện Hoàng Su Phì
Từ thành phố Hà Giang để di chuyển đến Hoàng Su Phì, bạn đi theo hướng Đông Nam lên đường Nguyễn Trãi. Đi vào quốc lộ 2 rồi rẽ phải vào đường tỉnh 177. Đi thẳng rồi rẽ phải tại trường tiểu học Bản Chè. Đi thêm khoảng 1,5km nữa là đến.
Hoàng Su Phì có tổng diện tích ruộng bậc thang khoảng 3.700 ha trải dài trên toàn huyện. Vào năm 2012 và 2017 đã có tổng cộng 11 xã có ruộng bậc thang được công nhận là di sản cấp quốc gia. Trong đó, những ruộng bậc thang nổi tiếp và đẹp nhất tập trung ở ba bản là bản Nậm Ty, bản Luốc và bản Phùng.
Những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì mùa nào cũng đẹp. Khi lấp lánh mặt nước vào mùa nước đổ tháng 5, tháng 6. Đến cuối hè, những lớp lúa xanh rì chuẩn bị trỗ đòng. Tháng 9, tháng 10 là thời điểm lúa chín, những cánh đồng vàng rực phủ khắp các triền đồi. Đây cũng là mùa cao điểm du lịch của Hoàng Su Phì với những lễ hội đặc sắc vào lúa chín.
Địa chỉ: huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang.
7. Thảo nguyên Suối Thầu
Thảo nguyên Suối Thầu là một thảo nguyên ở độ cao hơn 1200m so với mực nước biển và rộng hơn 90ha, cách thị trấn Cốc Pài khoảng 6km. Đến đây, bạn sẽ như được bước vào một thung lũng yên bình, đẹp như tranh vẽ ở trời Âu. Những hàng cây sa mộc trên cánh đồng cỏ rộng mênh mông, cùng với dòng sông chảy uốn lượn quanh dãy núi đá.
Đây là điểm đến lý tưởng dành cho các hoạt động cắm trại qua đêm, chụp ảnh và các tour trekking. Hiện nay, thảo nguyên Suối Thuầ đang được quy hoạch để phát triển thành khu du lịch trọng điểm của huyện Xín Mần. Trong thời gian tới nơi đây sẽ được xây dựng thêm nhiều địa điểm ăn uống, lưu trú, hoạt động du lịch trải nghiệm để thu hút khách du lịch.
Địa chỉ: Thôn Suối Thầu, xã Nàn La, huyện Xín Mần, Hà Giang.
8. Hang Thiên Thuỷ
Hang Thiên Thủy là hang động nằm khá cao trên đỉnh núi Hoa Đá (Khoắn Pắng). Có 3 lối dẫn vào hang, trong đó có lối vào khá hẹp, chỉ đủ một người qua. Trong hang có những cột nhũ đá tự nhiên đẹp mắt và một nguồn nước rất trong, sạch. Nguồn nước này thường được người dân lấy về để dùng trong sinh hoạt vào những năm trời khô hạn. Đó cũng là lý do giải thích cho tên gọi Thiên Thủy của hang.
Địa chỉ: Thôn Nàn Ma, xã Nàm Ma, huyện Xín Mần, Hà Giang.
Lịch trình phượt Hà Giang
Dựa trên bản đồ du lịch ở Hà Giang, bạn có thể lên lịch trình theo mong muốn và sở thích của bản thân. Để tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa cho hành trình phượt tại Hà Giang. Bạn nên kết hợp tham khảo lịch trình phượt của mọi người đã từng đi trước đó. Dưới đây là lịch trình 4 ngày 3 đêm xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể tham khảo.
Ngày 1: Hà Nội – Thành phố Hà Giang
Khoảng cách di chuyển khoảng 300km
Sáng: Xuất phát từ Hà Nội, đi theo quốc lộ 2, đi qua Phú Thọ và Tuyên Quang
Chiều: Đến thành phố Hà Giang, nhận phòng và ăn uống, nghỉ ngơi
Ngày 2: Thành phố Hà Giang – Quản Bạ – Lũng Cú – Đồng Văn
Khoảng cách di chuyển khoảng 185km
Sáng: Ăn sáng rồi di chuyển đến Quản Bạ và ghé thăm các địa điểm du lịch nổi tiếng ở đây
Trưa: Đi từ Quản Bạ đến Yên Minh. Sau đó tham quan các địa điểm du lịch ở Yên Minh. Nghỉ ngơi và ăn trưa tại Yên Minh
Chiều: Di chuyển từ Yên Minh đến Đồng Văn. Tham quan các địa danh ở Đồng Văn
Ngày 3: Đồng Văn – Mã Pí Lèng – Mèo Vạc – Mậu Duệ – Du Già
Khoảng cách di chuyển khoảng 170km
Sáng: Ăn sáng và tham quan các địa điểm còn lại ở Đồng Văn
Chiều: Di chuyển từ Đồng Văn đến Mã Pí Lèng và Mèo Vạc. Tham quan các địa danh nổi tiếng trên cung đường di chuyển. Tham quan Mậu Duệ và Du Già. Ăn tối và nghỉ ngơi tại Du Già.
Ngày 4: Du Già – Bắc Mê – Thành phố Hà Giang – Hà Nội
Khoảng cách di chuyển khoảng 375km
Sáng: Ăn sáng và di chuyển từ Du Già tới Bắc Mê. Sau đó di chuyển về thành phố Hà Giang để ăn trưa
Chiều: Lên đường về Hà Nội
Khoảng cách giữa các huyện, các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Giang khá xa nhau. Vì vậy, để có thể tham quan được nhiều địa điểm nhất. Bạn nên dựa trên mong muốn của bản thân, kinh nghiệm du lịch của mọi người và bản đồ du lịch Hà Giang. Nhờ đó mà bạn sẽ có được một kế hoạch và một lịch trình khám phá mảnh đất địa đầu Tổ Quốc trọn vẹn nhất. MotorTrip chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ!
Có thể bạn quan tâm
- Review Hà Giang – Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Để Có Một Chuyến Đi Hoàng Hảo
- Du lịch Hà Giang Tháng 11 Có Điều Gì Thực Sự Hấp Dẫn?
- Đặc sản Hà Giang – Top 19 món ăn trứ danh, nức tiếng khắp muôn nơi
- Du Lịch Hà Giang 3 Ngày 2 Đêm – Những Thông Tin Bạn Cần Biết
- Du lịch Hà Giang tháng 12 – Mùa Đông Trên Địa Đầu Tổ Quốc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!