Thắng Dền Hà Giang | Món Đặc Sản Hà Giang Ấm Lòng Thực Khách
Nội dung
Thắng dền là món ăn chơi nổi tiếng không thể không thử qua khi đến với vùng cao nguyên đá Hà Giang. Món đặc sản này đã làm ấm lòng biết bao thực khách đến thăm nơi đây trong những ngày đông lạnh giá. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng MotorTrip tìm hiểu về thắng dền Hà Giang nhé!
Giới thiệu chung về thắng dền Hà Giang
Hà Giang gây ấn tượng với mọi người bởi những món đặc sản có một không hai. Như lạp xưởng Hà Giang, thịt trâu gác bếp, thắng cố, cháo ấo tẩu, xôi ngũ sắc,…. Và không thể không nhắc đến thắng dền Hà Giang – được coi là “viên ngọc thô”của núi rừng Tây Bắc.
Thắng dền Hà Giang là món ăn dân giã, đã có mặt từ rất lâu đời trong cuộc sống của người dân vùng biên cương. Thoạt nhìn, món ăn này trông gần giống với món trôi nước ở dưới miền xuôi. Nhiều người thì thấy giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, bánh cống phù ở Lạng Sơn, sủi dìn ở Hải Phòng hay món chè lủm chủm của vùng Nam Bộ. Tuy nhiên, kích thước và hương vị của thắng dền Hà Giang lại có điểm khác biệt.
Mỗi viên thắng dền được nặn thành hình tròn, nhỏ như hòn bánh nếp. Kích thước của chúng không to như một viên bánh trôi. Ngược lại, viên thắng dền chỉ nhỉnh hơn viên trân châu một chút. Vì thế, khi thưởng thức bạn không cần cắn từng miếng nhỏ một. Mà chỉ cần ăn một viên một lần. Nếu ai đang đói bụng thậm chỉ còn có thể ăn tới 2 – 3 viên một lúc.
Thắng dền có hai loại. Đó là thắng dền chay và thắng dền nhân đậu xanh. Bình thường, thắng dền nhân đậu xanh sẽ có kích thước to hơn thắng dền chay một chút. Kích thước mỗi viên bánh to hay nhỏ cũng phụ thuộc vào tay người nặn bánh. Thắng dền Hà Giang có rất nhiều màu. Ngoài màu trắng thì còn có các màu khác như xanh, vàng, tím, đỏ, cam, hồng,..
Một chén thắng dền chuẩn sẽ được chan với phần nước đường ngọt ngọt. Khi thưởng thức, các bạn sẽ thấy thắng dền Hà Giang giống nhất với món sủi dìn của Hải Phòng. Khác với vị ngọt thanh của bánh trôi nước và đặc trưng hơn do nằm gần biên giới Trung Quốc. Thêm vào đó là chút cay cay của gừng và bùi bùi của lạc. Sự hoà quyện này sẽ khiến bạn mê mẩn ngay từ những miếng đầu tiên.
Không biết từ bao giờ mà thắng dền trở thành món đặc sản Hà Giang đặc sắc. Tuy nhiên, món ăn này chỉ được bán theo mùa. Mỗi khi gió mùa đông lạnh tràn về, người dân nơi đây mới bắt đầu làm món ăn này để thưởng thức. Đồng thời, họ sẽ đem bày bán để phục vụ khách du lịch ở các phiên chợ hay khu phố cổ.
Nguyên liệu làm thắng dền Hà Giang
Nguyên liệu chính của món thắng dền Hà Giang là gạo. Người dân đặc biệt chú trọng đến khâu chọn lựa nguyên liệu này. Gạo được chọn phải là gạo nếp cái hoa vàng của huyện Yên Minh, Hà Giang. Đặc điểm của loại gạo này là rất trắng, hạt chắc mẩy. Gạo nếp Yên Minh khi nấu chín sẽ có vị ngọt, bùi béo rất đặc trưng, không có loại gạo nào sánh được.
Chính sự bùi, béo, dai hiếm có khó tìm của giống lúa Yên Minh mà món thắng dền Hà Giang mới có được cái chất đặc, quánh. Mỗi viên bánh khi làm ra mới có được mùi thơm ấn tượng. Tiếp đến là nguyên liệu làm nước đường. Phần nước đường sẽ có đường hoa mai, nước cốt dừa, nước gừng đun nóng. Ngoài ra, thắng dền còn có một vài nguyên liệu để ăn kèm. Bao gồm dừa nạo sợi, vừng, lạc.
Xem thêm: Top 8 Nhà Hàng Hà Giang Chất Lượng – Nơi Thưởng Thức Đặc Sản Lý Tưởng
Cách làm thắng dền Hà Giang có gì đặc biệt?
Làm thắng dền không khó, nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo và tinh tể của người đầu bếp. Về cơ bản, cách làm món thắng dền Hà Giang cũng gần giống như món bánh trôi nước. Đầu tiên, người ta sẽ đem gạo nếp hương Yên Minh đi vo thật sạch. Tiếp theo, ngâm gạo vào nước rồi để qua đêm. Công đoạn này giúp cho gạo mềm ra và dẻo thơm hơn gấp nhiều lần.
Lưu ý rằng nước dùng để ngâm gạo phải là nước lấy trực tiếp ở vòi. Không ngâm với nước nóng vì sẽ khiến bánh giảm độ dẻo và thơm. Thời gian ngâm gạo lý tưởng nhất là từ 5 – 6 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên còn tuỳ vào thời tiết mà người ta sẽ điều chỉnh thời lượng ngâm cho phù hợp. Đồng thời cũng không nên ngâm gạo quá lâu. Nếu ngâm quá 15 tiếng thì bánh sẽ bị chua quá, mất vị ngon.
Theo như kinh nghiệm làm thắng dền lâu năm của người dân Hà Giang thì dấu hiệu để nhận biết gạo đã ngâm đủ là khi trên miết trên mặt phẳng có thể tan ra như bột phấn. Sau khi ngâm, người ta sẽ để gạo thật ráo rồi đem đi xay thành bột. Tuy thời nay đã hiện đại hơn trước, nhưng nhiều người dân Hà Giang vẫn giữ nguyên cách làm truyền thống là giã gạo trong cối đá.
Tuy cách này lỉnh kỉnh và mất thời gian nhưng gạo rất nhuyễn và mịn. Đặc biệt thứ nước gạo tiết ra càng làm căng mọng, ngọt bánh. Tiếp đến, chuẩn bị một túi vải lớn đựng trong nồi. Các góc của túi đã được túm lại thành hình tay nải. Treo túi bột lên chỗ khô ráo, sạch sẽ cho đến khi se lại thành các thớ bột với kết cấu chắc nịch. Lúc này, sờ thấy bột mềm mịn, không dễ dính tay, không chảy nhão là có thể đem đi nặn vỏ bánh.
Công đoạn tiếp theo là nặn bánh. Phần bột vừa rồi được người dân chua thành các viên tròn nhỏ kích thước bằng đầu ngón tay cái. Nếu làm thắng dền nhân đậu xanh thì người ta cũng sẽ ngâm đỗ cho bở ra. Sau đó chia đều một lượng vừa phải nhét vào trong phần vỏ bánh.
Ngoài ra, người ta còn nhuộm màu để thắng dền có nhiều màu sắc bắt mắt hơn. Nguyên liệu nhuộm màu hoàn toàn dùng bằng các nguyên liệu tự nhiên. Như lá dứa, hoa đậu biếc, quả dành dành, lá nếp… Sau khi nặn xong, những viên thắng dền cần được thả vào nước sôi để luộc. Đến khi các viên thắng dền nổi lên trên mặt nước thì là lúc bánh chín.
Công thức này được nhiều người dân địa phương và khách du lịch ưa chuộng. Sau khi bánh chín, người ta vớt ra và thả vào bát có phần nước dùng đã được chuẩn bị sẵn. Món thắng dền Hà Giang có ngon hay không còn phụ thuộc phần nhiều vào phần nước dùng này. Nguyên liệu chính của nước dùng thắng dền là nước, đường hoa mai và gừng. Đun nóng đến khi sôi, hương gừng toả ra nghi ngút là được.
Dựa theo một công thức chung mà người ta sẽ tự biến tấu theo sở thích cá nhân. Đặc biệt, một cách khiến thắng dền Hà Giang béo và thơm hơn là rưới vào chút nước cốt dừa khi còn đang đun. Ngoài ra, người ta còn thêm vào chút dừa nạo sợi, lạc rang hoặc vừng rang giúp cho món ăn thêm béo bùi. Vì vậy, ở mỗi bản, thắng dền sẽ có hương vị riêng gây ấn tượng với du khách.
Thưởng thức món thắng dền
Theo kinh nghiệm du lịch Hà Giang của nhiều thực khách, thắng dền sẽ ăn ngon nhất khi trời bắt đầu trở lạnh. Trong không gian se lạnh của vùng cao nguyên đá mộc mạc, yên bình, có một bát thắng dền ấm nóng để thưởng thức thì quả là tuyệt vời. Vì thế, để thắng dền luôn nóng và phần bánh không bị nát, người ta sẽ đun liu riu nồi nước dùng. Khi có khách tới, các viên bánh mới được thả vào luộc chín.
Tuỳ thuộc vào khẩu vị của từng người mà người ta sẽ gia giảm hương vị thắng dền khác nhau. Nếu là người không thích ăn ngọt quá, bạn có thể yêu cầu người dân giảm lượng đường. Ngoài ra, nếu thích ăn cay nóng hơn, du khách có thể thêm gừng vào bát thắng dền của mình. Khi ăn, đừng quên bỏ vào bát một ít động phộng rang giòn để thăng thêm sự béo ngậy nhé!
Nơi thưởng thức thắng dền đúng điệu
Thứ bánh trắng trắng, tròn tròn, tuy quen mà lạ hiện nay đã được bày bán rất nhiều tại Hà Giang. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy một hàng quán bán thắng dền tại các phiên chợ Hà Giang, hay là khu phố cổ Đồng Văn. Người ta thường làm thắng dền để phục vụ cả người dân địa phương và khách du lịch. Mức giá cho một bát thắng dền Hà Giang rất rẻ. Chỉ từ 5.000đ – 15.000đ/ bát.
Ngoài ra, trong các homestay Hà Giang hoặc các nhà hàng, khách sạn sang trọng cũng có bán món đặc sản này. Tuy nhiên không phải chỗ nào cũng có thể làm ra món ăn này chuẩn vị. Vì thế, tốt nhất các bạn hãy ghé vào các phiên chợ, hoặc các quán vỉa hè có các cô, các bác lớn tuổi thì sẽ có kinh nghiệm làm thắng dền ngon hơn.
Một vài món đặc sản Hà Giang khác bạn có thể tham khảo
Ngoài thắng dền thì ở Hà Giang còn có rất nhiều các món ăn đặc sắc khác. Như thắng cố, cháo ấu tẩu, thịt trâu gác bếp, lạp xưởng, chè Shan tuyết,… Các bạn có thể dùng ngay tại đó, hoặc mua đặc sản Hà Giang làm quà cho người thân, bạn bè. Sau đây, hãy tìm hiểu về một vài món đặc sản Hà Giang tiêu biểu nhất nhé!
1. Thắng cố Hà Giang
Người ta thường nói vui rằng, đến Hà Giang thì chưa ăn thắng cố thì coi như là chưa đến Hà Giang. Đây là món ăn được chế biến từ “lục phủ ngũ tạng” của các loài động vật do người dân địa phương nuôi. Các loài động vật được dùng để chế biến món ăn này có thể là trâu, bò, ngựa hoặc lợn. Sau khi đã sơ chế và làm sạch, người ta sẽ tẩm ướp cùng với các loại gia vị núi rừng như thảo quả, quế, hồi,…
Khi ăn thắng cồ Hà Giang, các bạn có thể cho thêm một số gia vị đã được chuẩn bị sẵn như ớt xaym tiêu bắc, muối,… cho hợp khẩu vị bản thân. Bên cạnh đó, rau sống cũng là nguyên liệu ăn kèm làm cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Vì thắng cố có vị ngai ngái của nội tạng nên người ta thường thưởng thức chung với chén rượu ngô.
2. Cháo ấu tẩu Hà Giang
Cháo ấu tẩu Hà Giang cũng là món đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến thăm vùng cao nguyên đá. Người ta thường gọi vui món cháo này là “cháo độc” hay “cháo chết người” vì được làm từ củ ấu tẩu. Đây là loại củ chỉ có tại vùng phía Bắc mang độc tố cao. Tuy nhiên, nếu được sơ chế kỹ lưỡng thì nó lại trở thành nguồn thực phẩm cực tốt cho cơ thể.
Cháo ấu tẩu được nấu từ loại gạo tẻ ngon và gạo nếp cái chắc mẩy. Củ ấu tẩu cần phải được ninh kỹ đến khi thật nhừ mới bở và thơm. Tuy nhiên, chúng có vị đắng đặc trưng nên nhiều người cảm thấy khó ăn trong lần đầu thưởng thức. Khi ăn, người ta sẽ cho thêm chân giò lợn đã được hầm nhừ, trứng gà, thịt băm,… để tăng thêm phần béo ngây. Ngoài ra, bạn còn có thể tra vào một số gia vị và rau thơm theo sở thích.
3. Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc là một món ăn không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn mang trong mình ý nghĩa thiêng liêng. Xôi ngũ sắc thường gồm các màu: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng. Mỗi màu xôi sẽ đại diện cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Vì thế, xôi ngũ sắc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày lễ Tết của người dân Hà Giang.
Màu sắc của xôi ngũ sắc được làm bằng các nguyên liệu tự nhiên. Đó là các loại lá và củ cây rừng chứ không dùng chất tạo màu thực phẩm. Như gấc, lá cơm đỏ, lá gừng, nghệ, quả dành dành, lá cơm đen,… Đặc biệt, loại gạo dùng để nấu xôi phải là gạo nếp mẩy tròn, chắc đều. Vì thế, xôi mới có được sử dẻo, thơm. Xôi ngũ sắc có thể ăn kèm với muối vừng hoặc ăn không cũng đã đủ ngon.
4. Bánh cuốn Đồng Văn
Bánh cuốn Đồng Văn là món đặc sản độc đáo, đã có mặt từ rất lâu đời tại Hà Giang. Bánh cuốn tại đây hoàn toàn được người dân tráng bằng tay. Đặc biệt, loại gạo làm bánh tráng được chọn lọc rất tỉ mỉ, kỹ càng nên bánh rất mềm, dẻo và trắng mịn.
Bánh cuốn Hà Giang có hai loại là bánh cuốn nhân thịt và bánh cuốn trứng. Khi ăn, các bạn sẽ cảm nhận được sự béo ngậy, chấm cùng với nước hầm xương sẽ càng hấp dẫn. Điểm khác biệt của bánh cuốn Đồng Văn so với bánh cuốn dưới xuôi là nằm ở nước chấm. Đây là phần nước dùng được hầm từ xương heo nên rất ngọt và béo. Ngoài ra, khi ăn người ta còn ăn kèm với mùi tàu và vài miếng chả thơm.
Thắng dền Hà Giang – món ăn nức lòng du khách thập phương trong những ngày lạnh giá. Trong bài viết vừa rồi, MotorTrip đã bật mí cho các bạn những thông tin cần biết về món đặc sản độc đáo này. Hy vọng chúng hữu ích đối với bạn. Chúc bạn có một chuyến đi an toàn, vui vẻ và nhiều kỉ niệm ý nghĩa.
Nguồn tham khảo:
- Vivu. (2023). Thắng dền Hà Giang : Món ăn chơi nức lòng ngày lạnh giá. [Online]. vivu.net. Có tại: https://vivu.net/2020/thang-den-ha-giang/. [Truy cập ngày 26/2/2023]
- Mia. (2022). Thắng dền Hà Giang – Món ăn chơi nức lòng bao thực khách. [Online]. mia.vn. Có tại: https://mia.vn/cam-nang-du-lich/thang-den-ha-giang-mon-an-choi-nuc-long-bao-thuc-khach-3456. [Truy cập ngày 26/2/2023]
- Báo dân tộc và phát triển. (2021). Thắng dền món ăn chơi nức lòng thực khách. [Online]. baodantoc.vn. Có tại: https://baodantoc.vn/thang-den-mon-an-choi-nuc-long-thuc-khach-1637205729448.htm. [Truy cập ngày 26/2/2023]
- 2Trip. (2023). Thắng dền Hà Giang | Đặc sản không thể bỏ lỡ khi ghé thăm Hà Giang. [Online]. 2trip.vn. Có tại: https://2trip.vn/thang-den-ha-giang-22089.html [Truy cập ngày 26/2/2023]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!